Lãnh đạo X Thay đổi

Trong bối cảnh kinh doanh biến động khó lường, khi các tổ chức thường xuyên đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi họ phải trang bị chiến lược ứng phó với thay đổi. Để duy trì tính phù hợp và linh hoạt, các tổ chức phải chủ động theo dõi các sự kiện và tình huống bên ngoài, xác định các nhu cầu mới và ứng phó thông qua các biện pháp đo lường chuyển đổi.

Môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải khéo léo cân bằng lợi nhuận ngắn hạn và chuyển đổi dài hạn. Điều này không chỉ đơn thuần là vượt qua những thách thức trước mắt mà còn liên quan đến việc định vị chiến lược để đảm bảo thành công bền vững cho tổ chức trong tương lai. Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là phải đảm bảo rằng các chiến lược của họ phù hợp với cả nhu cầu cấp thiết hiện tại và nhu cầu tăng trưởng dài hạn trong tương lai.

Các nhà lãnh đạo thành công nhận thấy rằng khả năng biết xoay chuyển để ứng phó với những thay đổi bên ngoài là rất quan trọng. Điều này có thể liên quan đến các quá trình tái cơ cấu, áp dụng các công nghệ và quy trình tiên tiến hoặc thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục. Chấp nhận sự thay đổi trở thành một văn hóa thấm sâu vào mọi khía cạnh của tổ chức.

Trong hầu hết các cuộc chuyển đổi tổ chức, sự tập trung chủ yếu thường hướng tới các nhà điều hành cấp cao, những người nắm quyền ra quyết định trong việc định hình tương lai của tổ chức.
Tuy nhiên, thông qua kinh nghiệm sâu rộng về quản trị thay đổi, chúng tôi nhận thấy rằng chính các nhà quản lý cấp trung mới là người thường đối mặt với vô số thách thức cam go trong phần lớn các quá trình chuyển đổi. Tương tự như việc bị kẹp giữa hai mặt bánh sandwich, những người quản lý cấp trung được giao nhiệm vụ triển khai thay đổi từ phía quản lý cấp cao, đồng thời phải đương đầu với sự kháng cự từ phía nhân viên. 

Chúng tôi tin rằng việc trao quyền cho các nhà quản lý cấp trung để thành công là rất quan trọng.

LÃNH ĐẠO THỰC HÀNH

Khái niệm lãnh đạo thường gắn liền với đặc điểm tính cách và năng lực của người lãnh đạo. Mặc dù không thể phủ nhận những khía cạnh này rất quan trọng đối với sự thành công của các nhà lãnh đạo, nhưng vẫn tồn tại một yếu tố quan trọng khác tạo nên sự lãnh đạo hiệu quả: chính là việc chủ động thực hành lãnh đạo. Phát triển khả năng lãnh đạo thông qua tương tác và các cuộc trò chuyện hàng ngày là yếu tố then chốt trong việc thực hành lãnh đạo hiệu quả. Những tương tác này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức, tạo ra giải pháp hiệu quả, gắn kết giữa các bên và thúc đẩy văn hóa học tập trong đội nhóm để tổ chức phát triển bền vững.

Tuy nhiên, Lãnh đạo là Thực hành là một khái niệm rộng lớn, nó không chỉ đơn thuần là về hành động của các nhà lãnh đạo và cấp dưới, mà là một quá trình tương tác kết hợp giữa các thành viên trong tổ chức. Vì vậy, lãnh đạo là một mạng lưới kết nối và tương tác giữa cá nhân, nhóm và tổ chức.

Có thể thấy nhiều vai trò của người lãnh đạo trong các bối cảnh hàng ngày ở sơ đồ sau.

Để tìm hiểu thêm về Lãnh đạo Thực hành, hãy tải xuống White paper tại đây hoặc nghe nội dung chia sẻ từ chủ tịch của chúng tôi.

Xem thêm thông tin

Có thể bạn quan tâm: